Nguyên nhân khiến cho bài đăng trên Facebook bị flop và cách khắc phục
Facebook bị bóp tương tác là tình trạng mà nhiều người có thể gặp phải và là điều không ai mong muốn. Việc này có thể cản trở đến công việc, đặc biệt với những ai làm việc trực tiếp trên Facebook. Vậy cách để hết flop trên Facebook như thế nào? Cùng Tiền Hải Agency tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Facebook bị bóp tương tác là gì?
Facebook bị bóp tương tác là tình trạng các chỉ số đo lường tương tác trên một bài post bị sụt giảm so với các bài đăng trong quá khứ. Các chỉ số này thường sẽ bao gồm lượt reach (tiếp cận), lượt like, share, comment.
Lý do khiến Facebook bị bóp tương tác
Việc Facebook bị bóp tương tác không phải là vấn đề quá xa lạ nhưng vẫn có rất nhiều người dùng không hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này. Khi tìm hiểu về lý do Facebook bóp tương tác, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Nội dung bài viết kém chất lượng
Nếu bài đăng của bạn không mang lại những thông tin hữu ích cho người dùng thì Facebook sẽ giảm tần suất hiển thị của chúng. Điều này dẫn tới việc lượng tương tác sụt giảm. Cụ thể ở một số trường hợp sau:
– Có các nội dung mang tính copy, sao chép, đạo nhái từ các page khác cũng dễ làm bài đăng của bạn bị giảm tương tác.
Bài đăng vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook: Sử dụng ngôn từ bạo lực, hình ảnh/ âm thanh dính bản quyền, nội dung 18+,… cũng sẽ khiến Facebook bị bóp tương tác
– Bài viết có nội dung giống với những bài chạy quảng cáo facebook
– Bài quảng cáo có nội dung không hữu ích, nhàm chán hoặc kêu gọi mua hàng không thực tế.
– Bài post có quá nhiều yếu tố giật gân, câu view, câu like dễ bị Facebook quét và giảm tương tác đáng kể.
– Facebook sẽ bóp tương tác khi bạn thường xuyên post bài bằng các địa chỉ IP bị tính vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook.
Spam bài đăng quá nhiều
Facebook định hướng trở thành một sân chơi lành mạnh, hữu ích và giúp kết nối cộng đồng, Vì vậy hành vi spam được đánh giá là một trong những điều cấm kỵ trên nền tảng này. Một số trường hợp có thể bị bóp tương tác do spam là:
– Facebook sẽ bóp tương tác bài đăng khi có tình trạng spam, buff like ảo bằng tool hoặc phần mềm cấm.
– Đăng bài với tần suất quá liên tục, trùng lặp nội dung cũng khiến Facebook bị bóp tương tác.
– Nếu bạn spam like, comment quá nhiều cũng sẽ bị đánh giá là bất thường và giảm tương tác.
– Fanpage, tài khoản bị người dùng report, tố cáo, gắn cờ quá nhiều cũng sẽ bị Facebook xem xét và giảm tương tác.
Bài viết có gắn link
Thực tế những tài khoản, Fanpage thường xuyên chia sẻ link nhưng không đi kèm nội dung chất lượng cũng sẽ bị giảm tương tác. Do đó nếu không muốn Facebook bị bóp tương tác, bạn nên lưu ý các vấn dề về link như sau:
– Những bài đăng chứa link dẫn tới các website khác ngoài Facebook cũng sẽ bị giảm tương tác đáng kể. Bạn có thể chèn link dưới comment.
– Bài đăng chứa link độc hại/lừa đảo/web cấm cũng sẽ bị Facebook quét và giảm tưởng tác.
Tài khoản vừa bị khóa checkpoint
Do một số lý do nào đấy, Facebook quét vào danh mục và buộc phải xác nhận danh tính và mật khẩu. Sau khi đã xác nhận xong, các bài đăng tiếp theo của bạn sẽ bị bóp tương tác trong 1 thời gian.
Tần suất đăng bài quá ít và không đều
Ở một số tài khoản có tần suất đăng bài quá ít cũng là nguyên nhân khiến cho Facebook bị bóp tương tác. Chính vì thế, bạn cần chú ý đến lý do này và đầu tư hơn về chất lượng và số lượng của bài đăng trên trang cá nhân hoặc Fanpage của mình.
Cách khắc phục trang Facebook bị flop
1. Đầu tư nội dung chất lượng
“Content is King” vì thế muốn tăng tỉ lệ tương tác và tạo ra chuyển đổi cho doanh nghiệp bạn cần đầu tư nhiều hơn cho nội dung của mình. Việc nghiên cứu hành vi khách hàng là điều bạn không nên bỏ qua.
Dù nội dung có hay đến đâu mà bạn nhắm sai đối tượng mục tiêu hoặc sai lệch hành vi người dùng thì khả năng cao các bài viết của bạn không thể chạm đến người đọc hiệu quả và khiến Facebook bị bóp tương tác.
2. Tận dụng các khung giờ “vàng”
Bất kỳ mạng xã hội nào cũng có luật chơi riêng và Facebook cũng vậy. Để giảm thiểu tình trạng bài đăng kém chất lượng hay Facebook bị bóp tương tác, bạn nên tìm hiểu các khung giờ “vàng” trong ngày, trong tuần để update bài viết.
3. Hạn chế vi phạm chính sách
Facebook được xem là mạng xã hội của mọi nhà, bất kì ai cũng có thế tham gia chia sẻ, đăng tải và tìm kiếm mọi điều họ quan tâm. Tuy nhiên không phải nội dung nào cũng được phép upload lên Facebook. Để giảm việc Facebook bị bóp tương tác, bạn cần nằm lòng chính sách cộng đồng và tránh việc VPCS như: Sử dụng ngôn từ bạo lực, nhạy cảm; dùng tools kéo like ảo; spam bài viết quá nhiều; nội dung nguy hiểm;… Đặc biệt bạn nên lưu ý tới thuật ngữ “Engagement Bait – Câu kéo tương tác”. Bạn cũng không nên yêu cầu người dùng thực hiên các hoạt động cụ thể như like, share bài viết để tránh giảm tương tác.
4. Quan tâm đến chất lượng hình ảnh và video
Việc người dùng thường xuyên bỏ qua các bài đăng của bạn nguyên nhân một phần đến từ các hình ảnh/ video có chất lượng kém, sai thông tin hoặc không hấp dẫn. Từ đó gia tăng khả năng Facebook bị bóp tương tác.
5. Tương tác tốt với follower
Hơn 80% người dùng Facebook chia sẻ rằng họ cảm thấy có thiện cảm và ấn tượng với những trang Facebook thường xuyên tương tác và phản hồi những thắc mắc của họ một cách nhanh chóng. Điều này giúp tăng điểm phản hồi trên trang, từ đó thuật toán của Facebook có thể nắm bắt và phân phối nội dung của bạn đến nhiều đối tượng hơn. Bạn nên lưu ý bí kíp rất này để hạn chế việc Facebook bị bóp tương tác.
6. Kêu gọi người dùng thêm vào trang yêu thích
Trên thực tế, việc bạn thêm một trang nào đó vào mục yêu thích thì những bài đăng hay sự kiện gì mới nhất của trang đó sẽ luôn hiện lên đầu newfeed mỗi khi truy cập vào Facebook. Do đó, để khắc phục việc Facebook bị bóp tương tác bạn rất nên khuyến khích các khán giả của mình bật tính năng thêm vào mục ưa thích trong “Following Setting” để tránh việc bị bỏ lỡ các thông tin quan trọng.
7. Sử dụng story để kéo tương tác
Story là tính năng được rất nhiều người dùng ưa chuộng hiện nay nhờ thời lượng truyền tải thông tin nhanh kèm theo nhiều hiệu ứng thú vị: Chèn nhạc, nhãn dán, chèn chữ. Do đó nếu nội dung story thú vị sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của người xem hơn.
8. Tối ưu các liên kết
Người dùng ngày nay càng trở nên khó tính và có xu hướng chọn lọc thông tin để xem, đọc, bình phẩm. Nếu nhận thấy các đường lên kết trên trạng của bạn có vẻ rườm rà và phức tạp, họ sẽ bỏ qua bài đăng đó ngay lập tức.
9. Tạo các group cộng đồng
Group cộng đồng hiện đang là một trong những công cụ giúp kết nối giữa người dùng Facebook và các trang doanh nghiệp hiệu quả nhờ sự hấp dẫn từ việc chia sẻ kiến thức, mẹo vặt, thông tin,… Do đó nếu Facebook bị bóp tương tác thường xuyên, hãy tạo lập một group chung nói về chủ đề mà doanh nghiệp bạn đang hướng đến. Sau đó tích cực chia sẻ thông tin hoặc share lại các bài post đã đăng vào group để mọi người dễ dàng tiếp cận.
10. Không chỉnh sửa nội dung ngay sau khi vừa đăng
Việc kiểm soát bài đăng sẽ được Facebook thực hiện khá nghiêm túc, chính vì vậy bạn cần phải căn chỉnh được nội dung, hình ảnh thật cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi đăng tải. Nên hạn chế tối đa được tình trạng sửa bài đăng ngay sau khi post vì điều này sẽ tạo lợi thế cho bài viết của bạn được đề xuất nhiều hơn.
11. Phụ đề ngắn gọn hấp dẫn
Social scrollers đang phổ biến trên rất nhiều nền tảng truyền thông và mạng xã hội, bao gồm cả Facebook. Đó là nguyên nhân chính khiến bạn phải viết phụ đề ngắn gọn và hấp dẫn cho các bài viết trên Facebook. Bạn nên tránh lạm dụng những câu quá giật tít, câu view,… quá nhiều, điều đó khiến Facebook bóp tương tác bài đăng của bạn.
12. Tuyệt đối không “Engagement Bait”
Bạn có từng bắt gặp những bài đăng trên Facebook với yêu cầu mọi người thực hiện những hành động không có mục đích rõ ràng chưa? Đó gọi là “Engagement Bait” (hay còn gọi là câu kéo tương tác). Bạn tuyệt đối không nên sử dụng loại thủ thuật này, bởi vì Facebook từng tuyên bố rằng sẽ xác định và có sự trừng phạt đối với các bài đăng sử dụng “Engagement Bait”, bằng cách hạ cấp những bài đăng đó.
TIẾN HƯNG MARKETING – Chạy quảng cáo và đào tạo kinh doanh online.
🏠 Xóm 5-Xuân Phú-Xuân Trường-Nam Định
📞 0917.807.130(zalo)
📩 tienhungmarketingads@gmail.com